Thị trường bất động sản Hải Dương ‘tăng nhiệt’

Là một thành phố phát triển công nghiệp, giao thông thuận lợi, cách Hà Nội chỉ hơn 50km, Hải Dương đang là một trong số các địa phương tiềm năng thu hút nhà đầu tư bất động sản.

Dự án chưa kịp ra hàng, khách đã rục rịch hỏi mua

Từ đầu năm 2018 đến nay, thị trường bất động sản Hải Dương tương đối sôi động, nhiều lô đất gần khu vực trung tâm thành phố, nằm sát các khu dân cư hiện hữu từ khi mở bán cho đến khi hết hàng vẫn luôn giữ được sức nóng trên thị trường. Thậm chí, nhiều dự án thuộc các khu vực trọng điểm, các tuyến đường chính trong thành phố chưa có thông tin ra hàng đã được khách hàng rục rịch hỏi mua, xin đặt chỗ trước.

Có những lô đất thuộc dự án phía nam Đường sắt (TP Hải Dương) giá đã cao hơn từ 3-5 triệu đồng/m2 so với giá gốc chủ đầu tư chỉ sau vài tháng mở bán, đối với những mảnh đất nằm ở trục chính hay cạnh dự án lớn thậm chí đã lên tới 30 triệu/m2, tăng 20-30%.

Các giao dịch chủ yếu tập trung ở những khu đô thị, khu dân cư có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã được xây dựng hoàn chỉnh, mật độ dân cư đông, gần trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại... Tuy nhiên, đối với những khu dân cư xa trung tâm, chưa hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, việc lựa chọn của người dân có phần dè dặt hơn.

Sở hữu nhiều “lợi điểm”

Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, cùng với cơn sốt đất lan vùng ven Hà Nội, Hải Dương đang cho thấy đây là một trong số ít các địa phương tổng hoà được rất nhiều yếu tố, bao gồm: các điều kiện thuận lợi về tự nhiên; có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp; cơ sở hạ tầng liên tục được đầu tư, hệ thống giao thông thuận tiện…

Hải Dương giữ một vai trò quan trọng trong việc kết nối nhiều tỉnh thành trọng điểm phía Bắc, nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km, tiếp giáp hàng loạt tỉnh thành: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên. Nhờ sự “giao thoa” này mà thị trường Hải Dương không chỉ là “cứ địa” của người dân địa phương mà còn thu hút được rất nhiều nhà đầu tư từ các tỉnh xung quanh.

 

Đặc biệt, với hệ thống hạ tầng giao thông ngày càng phát triển, giúp việc di chuyển từ Hà Nội tới Hải Dương cũng như từ Hải Dương đi các tỉnh thành lân cận rất thuận tiện, nhanh chóng. Từ thành phố Hải Dương có thể dễ dàng kết nối vào Quốc lộ 5 đi Hà Nội - Hưng Yên - Hải Phòng, Quốc lộ 18 từ Hà Nội qua Bắc Ninh, Quảng Ninh hay Quốc lộ 37, 38, 38B, 10, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng…

Một ví dụ có thể kể tới như tại lô đất nằm trong quy hoạch khu đô thị sinh thái ven sông Thái Bình Ecorivers Hải Dương nằm trên tuyến đường Thanh Niên đang rất được rất nhiều khách từ Thái Bình quan tâm. Đặc biệt, sau thông tin về việc xây dựng cây cầu nối từ Thái Bình sang thành phố Hải Dương ngay khu vực dự án khiến nhiều nhà đầu tư tại Thái Bình và các tỉnh lân cận bắt đầu đón sóng hạ tầng, khiến thị trường nóng lên.

Thị trường bất động sản cũng chịu nhiều tác động tích cực từ tình hình kinh tế. Năm 2018, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước tăng 9,1% (kế hoạch năm tăng 8% trở lên), là năm tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.Nơi đây cũng được định hướng trở thành một thành phố công nghiệp, thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, dẫn tới nhu cầu bất động sản lớn, đặc biệt là phân khúc nhà ở để cho đối tượng khách chuyên gia, người nước ngoài thuê.

Ngoài ra, Hải Dương vốn là vùng đất địa linh nhân kiệt, phong thuỷ tốt, hiện đang lưu giữ khối lượng lớn văn hoá vật thể và phi vật thể đa dạng, lưu giữ dòng khí thịnh vượng, đem lại sự phồn thịnh, sung túc và an lạc cho cư dân sống trong vùng. Đây là một trong lý do khiến các dự án trong khu vực nhận được sự săn đón của giới đầu tư và khách hàng luôn mơ về một chốn an cư lạc nghiệp viên mãn.

Phải nói thêm rằng, lãnh đạo tỉnh Hải Dương nhiều lần nhấn mạnh việc phát triển đô thị TP Hải Dương rất quan trọng. Theo đó, không gian đô thị của TP Hải Dương được mở rộng. Các khu đô thị mới được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân sẽ không chỉ góp phần giúp thành phố từng bước đáp ứng được các tiêu chí đô thị loại 1 mà còn khiến thị trường bất động sản thêm phần sôi động.

Khu đô thị Đại Kim – Định Công phía Bắc và Tây Bắc hứa hẹn giải quyết 8000 nhà ở cho người dân Hà Nội

Quy hoạch chi tiết mở rộng phía Bắc và Tây Bắc khu đô thị mới Đại Kim – Định Công thuộc đồ án Quy hoạch Phân khu đô thị H2-3, tỷ lệ 1/2.000 đã được phê duyệt.

 Quy hoạch với mục tiêu: phát triển xây dựng nhà ở tập trung đồng bộ về hạ tầng xã hôi, hạ tầng kĩ thuật, đô thị có hoài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên cùng cảnh quan làng xóm và các khu vực lân cận.  

Mở rộng về diện tích quy hoạch

Tọa lạc tại vị trí đắc địa, khu độ thị Đại Kim nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố Hà Nội trên đường vành đai 3, mặt chính tiếp giáp đường Nguyễn Xiển, gần đại học Thăng Long, tiếp giáp khu dân cư xung quanh, cách đường Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi khoảng 1km.

Diện tích mở rộng quy hoạch mới thuộc địa bàn các phường Định Công và phường Đại Kim. Phạm vi ranh giới: Phía Bắc giáp đường vành đai 2,5; Phía Nam giáp sông Lừ và làng Đại Từ (phường Đại Kim); Phía Đông giáp sông Lừ; Phía Tây giáp sông Tô Lịch và thôn Thượng (phường Định Công ). Diện tích đất nghiên cứu lập quy hoạch khoảng: 1.358.228 M2 (135,8ha), dân số quy hoạch dự kiến khoảng 25.400 người.

Với việc mở rộng quy hoạch, khu đô thị Đại Kim – Định Công có tổng diện tích lên tới 1.358.228 M2, trong đó có diện tích đất dành cho cây xanh, mặt nước là 296.842 M2M2, đất dành cho giao thông là 312.712 M2, đất ở là 455.796 M2. Đây là tỉ lệ lý tưởng với các khu cây xanh công viên đan xen giữa các cụm nhà ở tạo nên một khu vực đô thị hiện đại, hài hòa với cảnh quan chung khu vực.

Khu đô thị Đại Kim có mật độ xây dựng chỉ khoảng 50%, là khu đô thị hướng đến kiểu hiện đại, kiểu mẫu thiết kế khu nhà ở gần gũi với thiên nhiên, đảm bảo không gian sống xanh sạch đẹp. Chủ dự án đã dành nhiều khoảng đất để xây dựng khu hồ điều hòa, công viên phục vụ nhu cầu thư giãn, đảm bảo sức khỏe cho mọi người.

Khi sở hữu một trong những căn hộ tại đây, người dân có điều kiện thuận lợi về giao thông vì những trục đường giao thông một chiều rất rộng rãi. Người dân sẽ không phải lo vấn đề tắc nghẽn giao thông mỗi giờ cao điểm. Ngoài ra, với diện tích lớn như vậy, khu đô thị Đại Kim – Định Công được xây dựng giống như một thành phố thu nhỏ với công viên, sân vui chơi, siêu thị , trường mầm non… đầy đủ tiện ích cho dân cư sinh sống.

Nâng cao về chất lượng cơ sở hạ tầng

Khu đô thị mới Đại Kim được quy hoạch đồng bộ với 11 tòa chung cư cao cấp, 7 khu nhà liền kề và biệt thự và hệ thống trường học, công viên cây xanh…

Tiện ích nội khu được chủ đầu tư đầu tư khá tốt. Hệ thống thang máy tốc độ cao, hệ thống thoát hiểm, bảo vệ an ninh 24/24, bãi đỗ xe, hồ bơi, các dịch vụ công cộng… phục vụ cơ dân trong khu đô thị. Bên trong quần thể dự án không thể thiếu các công trình về siêu thị, phòng vui chơi giải trí, khám sức khỏe… Những tiện ích nội khu như vậy xứng đáng để mọi người đầu tư vào những căn hộ kiểu mới này.

Các công trình được bố trí thấp tầng, mật độ xây dựng thấp tại khu vực ven sông Tô Lịch để hài hòa với cảnh quan các khu vực xung quanh, các công trình cao tầng dọc trục đường 2,5 và trục chính của khu vực nghiên cứu tạo trục cảnh quan chính và điểm nhấn cho đô thị.

Khu vực nhà ở liền kề, biệt thự được bố trí xây dựng với mật độ thấp dần về phía sông Tô Lịch và khu cây xanh, mặt nước, đảm bảo không khí trong lành được lưu thông, lan tỏa tới từng căn hộ. Các công trình công cộng hạ tầng xã hội như trường học, nhà trẻ, nhà văn hóa, công viên cây xanh được bố trí thành một quần thể nằm giữa các khu vực nhà ở, đảm bảo khoảng cách cho dân cư di chuyển thuận lợi.

Trong dự án KĐT mới Đại Kim – Định Công chủ đầu tư Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà cũng đặc biệt quan tâm đến quy hoạch hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường. Trong đó: Chất thải rắn được thu gom, vận chuyển đến khu xử lý tập trung của thành phố. Tỷ lệ thu gom 100%. Bố trí nhà vệ sinh công cộng tại các khu vực công viên, cây xanh, trong các khu đất công cộng, thương mại dịch vụ. Đặt hệ thống các thùng rác công cộng đảm bảo khoảng cách 50-100m/thùng dọc các tuyến đường và khu vưc công cộng.

Dự án đã được Sở Quy hoạch – Kiến trúc phối hợp với UBND quận Hoàng Mai, Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà công bố điều chỉnh quy hoạch theo Quyết định số 6446/QĐ-UBND vào ngày 25-1 vừa qua.

Khu đô thị mới Đại Kim - Định Công do Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Hà - Công ty cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội (HUD) làm chủ đầu tư. Đây là chủ đầu tư của nhiều công trình lớn, đảm bảo chất lượng xây dựng. Đến nay khu đô thị này đã hoàn thiện và đáp ứng đầy đủ yêu cầu về khu đô thị chất lượng, là lựa chon lý tưởng cho mọi người với nhiều mức giá đa dạng phù hợp từng mức thu nhập khác nhau.

Ánh Dương

Theo Nhịp sống kinh tế

ĐHCĐ FECON: Chiến lược đẩy mạnh đầu tư vào dự án năng lượng, mục tiêu trở thành tập đoàn phát triển hạ tầng hàng đầu Việt Nam

Tại ĐHCĐ năm 2019 của FECON, các cổ đông công ty đã thông qua những quyết sách quan trọng. Đáng chú ý là chiến lược đầu tư mạnh vào các dự án năng lượng, phát triển hạ tầng đô thị.

Sáng ngày 26/4, Công ty CP FECON (FCN – HOSE) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2019, các cổ đông đã thông qua kết quả kinh doanh 2018 của công ty. Theo đó, FECON ghi nhận tổng doanh thu hợp nhất 2.846 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất: 248,7 tỷ đồng.

Những kế hoạch kinh doanh năm 2019 cũng đã được Đại hội thông qua, và bầu HĐQT nhiệm kỳ năm 2019-2024. 

Trước Đại hội lần này, FECON đã ký hợp tác toàn diện với một trong những Tập đoàn hàng đầu Nhật Bản về xử lý nền, công trình ngầm và xử lý sạt trượt là RAITO Kogyo. Tập đoàn này sẽ nhận chuyển nhượng toàn bộ trái phiếu chuyển đổi từ Ngân hàng phát triển Nhật Bản (DBJ) đang sở hữu và 2.417.620 cổ phiếu trên thị trường, RAITO Kogyo sẽ sở hữu trên 19% vốn điều lệ của công ty FECON mẹ và 9.423.828 cổ phiếu tương ứng với 36% vốn điều lệ cổ phần Công ty công trình ngầm FECON (FCU).

Chia sẻ với các cổ đông, ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT FECON mong muốn với sự hợp tác này, đối tác sẽ đầu tư thêm để công ty có nguồn lực tài chính, công nghệ nhằm phát triển danh mục các dự án mục tiêu của công ty, từ đó cải thiện các chỉ số tài chính, gia tăng giá trị cho cổ phiếu, giúp công ty phát triển bền vững đem lại đời sống tốt hơn cho người lao động và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. 

Ban lãnh đạo FCN kỳ vọng trong giai đoạn 5 năm tới nhà thầu này sẽ mở rộng đầu tư vào các dự án hạ tầng, phát triển đô thị nhằm mở rộng tầm nhìn trở thành Tập đoàn xây dựng và phát triển hạ tầng hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2025.

Trong giai đoạn 2014-2018, FECON đã tham gia vào nhiều dự án quan trọng của quốc gia như: Dự án Metro Line số 1 Hồ Chí Minh, Dự án Metro Line số 3 Hà Nội, Dự án Nhà máy thép Hòa Phát, Dự án Hóa dầu Long Sơn, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2, Dự án đầu tư điện năng lượng Mặt trời Vĩnh Hảo 6, Dự án đầu tư Quốc lộ 1 - đoạn tránh - TP. Phủ Lý - Hà Nam...

Giá đất khắp nơi tăng cao, vậy đâu là nguyên nhân đang “đốt nóng” thị trường?

Thị trường nhà đất tại nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam, tính từ Ninh Thuận trở vào đến Đồng Nai, Bình Thuận, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu và Cần Thơ đang tăng nóng từng ngày. Nhiều người cho rằng chính mạng lưới hạ tầng giao thông được "kéo" dài đến đâu thì đất ở đó sẽ tăng giá. Vậy nguyên nhân thật sự của đợt nóng sốt này là gì?

Thị trường bất động sản (BĐS) TPHCM những tháng đầu năm 2019 vẫn có quá ít dự án mới được công bố ra thị trường. Trong khi đó theo các chuyên gia, trong thời gian tới vẫn chưa có dấu hiệu gì sáng sủa hơn khi thủ tục đầu tư dự án vẫn còn quá nhiều khó khăn. 

Nguồn cung nhà ở tại TPHCM đang khan hiếm, việc nhiều doanh nghiệp địa ốc lớn đang "kéo" khách hàng về các tỉnh khác là điều hiển nhiên. Trong đó, các nhà đầu tư đều cho biết nhu cầu thật tại nhiều địa phương xa vẫn rất cao, do vậy mặt bằng giá bán đất nền cũng tăng mạnh trong khi số lượng dự án không nhiều.

Bà Nguyễn Vũ Thiên Diễm, Tổng giám đốc Thiên Minh Group, nhận định phân khúc nhà chung cư vẫn tiếp tục phát triển và lên ngôi trong năm 2019 tại các thành phố lớn. Nhưng điều này phụ thuộc vào từng dự án, từng khu vực. Có nhiều yếu tố tác động đến đến độ nóng của một dự án như vị trí, giá trị, xây dựng, thương hiệu chủ đầu tư, tiện ích… nhưng nhìn chung phân khúc nhà chung cư vẫn đáng để đầu tư. 

Riêng thị trường khu vực phía Nam trong năm nay và các năm tới sẽ sôi động ở vùng lân cận TPHCM, bởi quỹ đất ở các khu trung tâm đã cạn kiệt. Các khu vực xung quanh, vùng ven TPHCM đang được nhà đầu tư, khách hàng đón chờ. "Nguồn cung 2019 đang khan hiếm nên thị trường đất nền ở những địa phương dễ tiếp cận với TPHCM dễ thu hút khách là điều dễ hiểu", bà Diễm nhận định.

Chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang cho rằng, phân khúc đất nền, nhà phố sẽ có đột biến về giá trong năm 2019. Nguyên nhân do quỹ đất tại nhiều địa phương đủ lớn để doanh nghiệp có thể đầu tư dự án nhà phố. Trong khi thủ tục đối với dự án nhà phố nhiêu khê hơn so với xây chung cư.

Đặc biệt hơn 1 năm qua, các dự án phân lô theo Quyết định 60 của UBND TPHCM chỉ đếm trên đầu ngón tay, nên trong suốt năm 2018 hầu như  không có hồ sơ nào được phê duyệt. Những lý do này khiến giá đất nền, nhà phố trong năm 2019 sẽ theo chiều hướng tăng và lan rộng ra hầu hết những tỉnh khác trong vùng.

Qua khảo sát thực tế, được biêt khu vực Long An giáp ranh các huyện Bình Chánh, Bình Tân (TPHCM), với lợi thế giá đất còn khá mềm, không khí sông nước mát mẻ trong lành hiện đang được rất nhiều nhà đầu tư săn lùng quỹ đất để phát triển mô hình nhà vườn, biệt thự nghỉ dưỡng khép kín. 

Đặc biệt, thời gian gần đây thị trường bất động sản Long An chứng kiến sự bùng nổ của các dự án mới với quy mô lớn, xuất hiện ở nhiều huyện khác nhau như Thủ Thừa, Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Huệ…từ đó đang làm mặt bằng giá bán đang thay đổi theo chiều hướng tắng từ 15-20% so với đầu năm 2019.

Trong khi đó, từ ngày 25/3/2019, hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 của tỉnh Đồng Nai đã có hiệu lực thi hành. Theo đó, giá thu tiền sử dụng đất, thuê đất, thuê mặt nước sẽ tăng từ 1,2-8 lần so với trước đây. Một số khu vực như: TP.Biên Hòa, các huyện Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch và TX.Long Khánh đang có giá đất tăng khá mạnh. Đặc biệt nhất là tại Khánh khi nơi này chuẩn bị đón quyết định nâng lên thành thành phố của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Lê Văn Thư, Phó giám đốc Sở Tài chính cho biết: "Trong 2 năm trở lại đây, nhiều công trình hạ tầng giao thông và đang tiến hành xây dựng khiến giá đất tại Đồng Nai tăng cao. UBND tỉnh đã ban hành quyết định điều chỉnh hệ số giá đất tăng cho phù hợp với từng khu vực, tuyến đường". 

Đi xa một chút, thị trướng đất nền Phan Thiết, Mũi Né và La Gi của tỉnh Bình Thuận đã nóng hầm hập ngay từ những tháng đầu năm nay. Khi các vùng trọng điểm như TPHCM, Hà Nội, Phú Quốc... còn đang nghe ngóng các động tĩnh về chính sách thì giới đầu cơ, đầu tư ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã đổ dồn về đây. Ở các quán cà phê, quán nhậu, quán nước vỉa hè... chủ đề chính, nếu không muốn nói là duy nhất là đất. 

Từ đầu năm 2018, khi thông tin dự án sân bay, đường cao tốc sẽ được khởi động trở lại đã kéo một loạt "đại gia" bất động sản về đây. Một cách tức thì, dòng người ùn ùn kéo về Phan Thiết mua bán, sang nhượng, thậm chí lướt sóng ngay khi mới đặt cọc. Người ta mua đất bất chấp và giá được đẩy cao ngất! Giá một công đất (1.000m2) nằm cách bờ biển từ 3-5km, được chào bán khoảng 700-900 triệu đồng thì qua hôm sau đã lên hơn 1,5-2 tỷ đồng. Nếu các cò đất biết cách "chèo kéo" khách mua thì giá bán có thể lên đến 3-4,5 tỷ đồng như hiện nay.

Qua tìm hiểu nhiều sàn môi giới tại khu vực, được biết khu vực đường ĐT715 nối đường Võ Nguyên Giáp với trung tâm xã Thiện Nghiệp luôn tấp nập người xe. Tại các quán cà phê dọc tuyến đường này, mỗi ngày luôn có hàng chục chiếc xe con mang biển số từ các tỉnh, thành phố đổ về. Đặc biệt, những ngày cuối tuần, có thời điểm xe đi vào trung tâm xã Thiện Nghiệp phải nhích từng chút một do lưu lượng xe ô tô quá đông. Xung quanh câu chuyện trên bàn nước là giá cả từng miếng đất nông nghiệp.

Thời gian gần đây, thị trường BĐS khu vực thị xã La Gi và dọc tuyến đường biển Kê Gà đang phát triển mạnh, thu hút mạnh giới đầu tư, kèm theo đó giá BĐS tăng cao và nhiều điểm môi giới nhà đất ăn theo ra đời khiến thị trường này càng thêm hấp dẫn. Song song đó, nhiều khách hàng cũng chuyển dòng tiền vào nhà đất một số khu vực có tiềm năng vì muốn "ăn theo" các dự án quy mô lớn đang rục rịch triển khai xây dựng tại La Gi. 

Một số dự án đất nền khác đã được chủ đầu tư bán ra thị trường trước đây với mức giá khoảng 6-8 triệu đồng/m2 thì nay được giao dịch trên thị trường thứ cấp với giá 12-13 triệu đồng/m2…Hay dự án nhà phố biển thương mại Queen Pearl Marina Complex tại La Gi cũng đang được giao dịch khá sôi động với giá 2-3 tỷ đồng/căn.

Khảo sát tại đường Thống Nhất của huyện này, giá nhà đất mặt tiền dao động ở mức 25 - 35 triệu đồng/m2, tăng 20 - 30% so với thời điểm năm 2018. Ở khu vực dân cư hiện hữu dọc trục đường Lê Lợi gần cảng cá La Ga, giá nhà đất mặt tiền dao động ở mức 18 - 22 triệu đồng/m2. Ở những vị trí thuận tiện kinh doanh như khu vực chợ Lagi, khu vực cảng cá, giá nhà đất đã đạt mức 25 - 30 triệu đồng/m2.

Nhiều nhà đầu tư cho rằng lý do quan trọng nhất khiến đất Bình Thuận sốt sình sịch thuộc về hạ tầng và cung cầu. Đầu tiên là hạ tầng. Sân bay Phan Thiết đã chính thức được điều chỉnh quy mô đầu tư từ hơn 5.000 tỉ lên hơn 10.000 tỉ đồng để trở thành một trong 3 sân bay quy mô nhất miền Trung, chỉ sau sân bay Cam Ranh và Đà Nẵng dự kiến sẽ chính thức khởi công vào quý 3/2019. 

Bên cạnh đó, dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết với tổng mức đầu tư gần 15.000 tỉ đồng cũng dự kiến khởi công trong 6 tháng tới. Hiện tỉnh Bình Thuận đang lên phương án và trình quy hoạch tuyến đường kết nối từ cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đến thẳng trung tâm thị xã La Gi nhằm tạo mạng lưới giao thông liên hoàn đến thẳng Khu du lịch quốc gia Mũi Né. 

Trước đó, tỉnh Bình Thuận đã có văn bản đề nghị Trung ương hỗ trợ ngân sách đầu tư làm 3 tuyến đường ven biển trọng điểm, cấp bách giúp kết nối từ Mũi Né đến Vũng Tàu, tạo thành tuyến đường ven biển đẹp nhất khu vực phía Nam. Mặt khác, tâm lý khách hàng hiện nay đang muốn giữ đất ven biển chờ giá lên thêm, khi có thông tin La Gi chuẩn bị kế hoạch trở thành thành phố.

Theo đó, qua 14 năm kể từ khi trở thành thị xã, La Gi (tỉnh Bình Thuận) không ngừng được đầu tư phát triển và trở thành đô thị lớn thứ hai của tỉnh Bình Thuận (sau TP. Phan Thiết). Vào tháng 4/2018, La Gi đã được nâng cấp lên đô thị loại III. Theo định hướng đến năm 2020, La Gi sẽ trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Bình Thuận.

Đánh giá của giới đầu tư địa ốc cho thấy vừa có sân bay, vừa có đường cao tốc nên ai cũng tin, đất tăng chắc. Ngoài ra, theo thống kê sơ bộ, năm 2019 sẽ có 18 siêu dự án, với tổng mức đầu tư gần 3 tỉ USD đổ vào tỉnh này, trong đó tập trung nhiều nhất là tại Mũi Né và La Gi.

Theo khảo sát, tại huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), so với thời điểm cuối năm 2017, giá đất tại một số khu vực hiện đã tăng lên gấp 2-3 lần, thậm chí là 5 lần. Chị M., một người dân tại xã Phước Thuận cho biết, thời điểm cuối năm 2017, một mét ngang đất tại khu vực ven biển Hồ Tràm có giá khoảng 100 triệu đồng thì nay đã tăng lên 300 triệu đồng, thậm chí là 500 triệu đồng và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Báo cáo của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Xuyên Mộc cho thấy, từ đầu năm 2019 đến nay, đơn vị đã tiếp nhận khoảng 3.000 hồ sơ giao dịch về lĩnh vực đất đai, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, lượng hồ sơ chuyển nhượng chiếm hơn phân nửa.

Ông Phạm Tấn Bình, Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Xuyên Mộc cho biết: “Giao dịch đất nền tại địa phương bắt đầu sôi động từ khoảng tháng 3-2018 đến nay, trong đó tăng mạnh nhất vào những tháng cuối năm 2018 và từ sau Tết Nguyên đán 2019 đến nay. Đất giao dịch nhiều chủ yếu là các khu vực ven biển và trung tâm huyện”.

Trong khi đó, nếu rảo quanh một vòng các dự án bất động sản ở TX.Thuận An, Dĩ An hay Thành phố mới Bình Dương (tỉnh Bình Dương) và không khỏi choáng váng khi nghe đội ngũ “cò” đất hét giá. Hiện tại một số phường của TX.Thuận An như Thuận Giao, Vĩnh Phú, Bình Hòa… giá đất nền tăng đột biến kể từ sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Nếu như thời điểm trước tết, giá đất tại TX.Thuận An vẫn chỉ ở mức bình quân dưới 20 triệu đồng/m2 ở những khu vực kinh doanh, buôn bán sầm uất thì nay đã dao động từ mức trên 20 triệu đồng đến… 60 triệu đồng/m2.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, cho rằng trước năm 2015, phân khúc bất động sản biệt thự, nhà phố không dành được nhiều sự chú ý của doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư. Song hiện nay phân khúc biệt thự, nhà phố đang sôi động và dự báo những tháng tiếp theo sẽ tiếp tục đà tăng trưởng.

Khách giao dịch ở phân khúc này chủ yếu là người mua nhà để ở, nhà đầu cơ chỉ chiếm dưới 10%. Về lợi nhuận đầu tư, nhà phố đang vượt trội so với các phân khúc bất động sản khác nhờ vào việc giá trị tài sản được định giá cao hơn và thị trường cho thuê ổn định hơn.

Tuy nhiên, ông Châu cho biết để thị trường phát triển bền vững, tránh những hệ lụy như thời gian qua, các doanh nghiệp phải đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, giữ chữ tín, đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ thi công, bàn giao nhà; xây dựng căn hộ thông minh, tòa nhà thông minh, hình thành không gian sống xanh, thân thiện môi trường; coi trọng công tác hậu mãi chăm sóc khách hàng, để có thể huy động được nguồn vốn ứng trước của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật kinh doanh BĐS.

Đất Long An và làn sóng ngầm tăng giá!

Từ cuối năm 2017 đến nay, BĐS tại Long An liên tục tăng giá, tạo thành những cơn "sốt" đất nền, nhất là tại khu vực các huyện giáp ranh TP.HCM: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc.

Thời gian gần đây, tỉnh Long An dồn dập đón nhận dòng vốn tỷ đô từ nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cộng với đó, TPHCM đang thực hiện quy hoạch vùng đô thị mở rộng về hướng Nam, gồm một số huyện của tỉnh Long An như Thủ Thừa, Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Huệ…Chính điều này đang làm mặt bằng giá bán thay đổi theo chiều hướng tăng từ 15-20% so với đầu năm 2019.

Theo GS.KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, qua nghiên cứu nếu vùng đô thị TPHCM được mở rộng, TP.HCM sẽ có thêm tổng diện tích khoảng 48.000-50.000 ha, dân số khoảng 37-42 vạn người. Như vậy, diện tích TP.HCM sẽ tăng lên khoảng 50 km2. Một số địa phương như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An nằm trong quy hoạch cũng đã và đang thực hiện nhiều chiến lược đầu tư lớn nhằm đón đầu cơ hội này.

Điển hình như Long An đã hoàn thành nhiều quy hoạch quan trọng cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn tới 2030 và cũng đã sẵn sàng cho việc đón làn sóng đầu tư từ TP.HCM lan toả đến. Đặc biệt, tỉnh Long An và TPHCM từ nhiều năm trước đã làm việc với nhau để cùng kêu gọi đầu tư, thực hiện việc nâng cấp - mở rộng các tuyến đường kết nối theo hướng Nam TPHCM về Long An.

Cụ thể, quy hoạch tổng thể phát triển giao thông, quy hoạch hệ thống giao thông đường thủy, cảng thủy nội địa, quy hoạch điểm đấu nối các tuyến Quốc lộ N1, N2, 14C… Bên cạnh cao tốc TPHCM-Trung Lương, Long An còn có tuyến cao tốc khác là Bến Lức - Long Thành đang được thi công xây dựng. Dự án này sẽ kết nối địa bàn các huyện Bến Lức, Cần Giuộc của tỉnh Long An, huyện Bình Chánh, Cần Giờ của TP.HCM và huyện Nhơn Trạch, Long Thành của Đồng Nai.

default

Đặc biệt, tuyến đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè) sẽ được mở rộng 40m trong thời gian sắp tới để nối quận 7 và Cần Giuộc - Long An; nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 22, nâng cấp và mở rộng Tỉnh lộ 824, Tỉnh lộ 9... đi qua các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc. Tuyến đường Vành đai 4 đoạn Bến Lức- Hiệp Phước đang chuẩn bị khởi công xây dựng. Chiều dài toàn tuyến khoảng 35,8km, đi qua các địa phương gồm tỉnh Long An dài 32km (huyện Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc), TP.HCM dài 3,8km đi qua huyện Nhà Bè.

Từ quá trình này, theo Sở Xây dựng tỉnh Long An, từ cuối năm 2017 đến nay, BĐS tại Long An liên tục tăng giá, tạo thành những cơn "sốt" đất nền, nhất là tại khu vực các huyện giáp ranh TP.HCM: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc. Hiện nay, đất nông nghiệp tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh có giá khoảng 1 tỉ đồng/1.000m2. Còn tại các vùng ranh TP.HCM như Mỹ Hạnh Nam, Mỹ Hạnh Bắc, con số đó tăng từ 2-3 lần.

Một khách hàng ở tận TPHCM cho biết: "Nếu như đầu năm 2018, đất ở sôi động chưa nhiều thì từ giữa năm 2018 đến nay, đất bắt đầu tăng giá vùn vụt, có thể tăng từ 50-100%. Bình quân 1 lô đất ngang 5m, dài từ 20-30m ở các phường hoặc xã gần trung tâm TP.Tân An có giá tầm 800 triệu đến 1,5 tỉ đồng".

Nếu như đất ở nằm rải rác ở các khu dân cư (KDC) trong tình trạng "sốt giá" thì các dự án nhà ở được nhà đầu tư kinh doanh BĐS đầu tư càng "sốt" hơn. Nền nhà của một số đường tại các KDC ở Đức Hoà,... có giá khá cao, từ 2-6 tỉ đồng (tùy theo chiều ngang và đường giao thông). Tương tự, các KDC khác được các nhà đầu tư BĐS đang thực hiện trên địa bàn huyện này cũng được rao bán với giá trên dưới 1 tỉ đồng/nền đất ở.

Tham gia cùng một số "cò" đất vào dịp cuối tuần vừa qua, tại một số dự án trên địa bàn huyện Cần Đước, được biết giá đất hiện nay cũng đang tăng khá mạnh, so với giữa năm 2018 đã tăng khoảng 30-40 triệu đồng/m2. "Đất ở đây tăng giá theo từng ngày. Anh mua chậm sẽ khó, vì giá tăng và vị trí đẹp không còn nữa", một nhân viên môi giới tư vấn.

Một số nhân viên môi giới "đóng chốt" tại những khu vực trên, cho biết từ những thông tin nhiều dự án lớn sẽ được triển khai tại Cần Giuộc và Cần Đước, thời gian gần đây nhiều khách hàng từ TPHCM và các địa phương khác về đây mua đất làm náo loạn thị trường. Giá đất nông nghiệp tại những khu vực này đã bị đẩy lên hơn 20 triệu đồng/m2.

Chẳng hạn, tại một dự án nằm trên trục đường Long Hậu, cách khu công nghiệp Long Hậu khoảng 1,5km, một nhân viên cho biết cách đây chừng 3 năm giá mỗi m2 đất chỉ khoảng 3-5 triệu đồng/m2 tuỳ vị trí. Tuy nhiên, do tỉnh Long An đang chuẩn bị đầu tư tuyến đường Long Hậu nối dài lộ giới hơn 40m, giá đất tại khu vực này đã tăng lên hơn 30 triệu đồng/m2.

Thấy chúng tôi tỏ vẻ khá bất ngờ, vị này cho biết: "Giờ đây cầm 2-3 tỷ đồng thì khó tìm được đất đẹp ở Cần Giuộc này. Nếu anh chị muốn tìm đất khoảng 15-20 triệu đồng/m2 thì phải vô tận sâu bên trong làng, chứ giờ đất dọc mặt tiền đường này toàn trên 30 triệu đồng/m2. Người dân khắp nơi về đây săn mua đất diện tích lớn để mở nhà trọ cho công nhân thuê vì nhu cầu rất lớn do xung quanh đây có nhiều khu công nghiệp, lại cách TPHCM chỉ một cây cầu".

Theo ông Lê Thanh Tuấn, Tổng giám đốc công ty đầu tư Đông Phương, trước tết giá đất ruộng một công (1.000m2) tại Cần Giuộc được rao bán chỉ 800-900 triệu đồng, nay hỏi lại đã "nhảy" lên 2,3-2,5 tỷ đồng/công. 

Các lô đất thổ cư tại một số khu vực giáp ranh với TPHCM như Cần Đước, Đức Hòa... khoảng 2 năm trước 3-4 triệu đồng/m2 rao bán mãi không ai mua. Bước sang giữa năm 2017 đã "vọt" lên 7-8 triệu đồng/m2, đến năm 2018 thì "nhảy" lên 20-25 triệu đồng/m2, và hiện nay được rao bán ở mức 35-50 triệu đồng/m2, những khu vực có hạ tầng giao thông tốt có giá đến 60 triệu/m2.

"Chúng tôi nắm rất rõ. Có những khu vực, hiện nay, giá mua tăng đột biến gấp 5-6 lần so với mấy tháng trước", cò đất tên Hùng Cường, cho biết.

Nói về nguyên nhân tăng giá như hiện nay, anh Cường cho biết thêm do gần đây nhiều dự án tại Long An đang bị siết chặt để rà soát pháp lý, dẫn đến thực tế nguồn cung sản phẩm bất động sản hoàn thiện pháp lý đang dần trở nên khan hiếm nên thực tế thị trường vẫn đang diễn ra làn sóng ngầm về sự tăng giá. "Nhiều dự án đất nền sổ đỏ, hạ tầng được đầu tư tốt vẫn âm thầm tăng giữa các giai đoạn, mức tăng cao nhất có thể lên đến 30% - 40% trong vòng 6 – 12 tháng qua", anh Cường nói.

Nguyên Minh

Theo Trí thức trẻ

DMCA.com Protection Status